Cơm tấm hẳn là món ăn không còn xa lạ gì với người Việt và nhiều du khách quốc tế. Ngày nay, bạn có thể mua hoặc tự nấu cơm tấm tại nhà. Tuy nhiên, để nấu cơm tấm ngon, mềm dẻo không hề dễ dàng. Nếu muốn, hãy xem ngay cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện mà Điện Máy Trường Việt hướng dẫn trong bài viết này nhé!
Giá trị dinh dưỡng của cơm tấm
Cơm tấm là món ăn Việt đã có từ lâu, ngày nay nó được biết đến rộng rãi không chỉ ở nước ta mà còn đối với bạn bè quốc tế. Cơm tấm có nguyên liệu chủ yếu từ gạo tấm. Đây là loại gạo từ những mãnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo. Sau đó, máy móc sẽ phân tách những hạt gạo tấm khỏi gạo nguyên hạt và phân loại theo kích cỡ.
Chính vì thế, gạo tấm có thành phần dinh dưỡng giống hệ gạo nguyên hạt. Nếu phần gạo tấm chứa phôi và cám gạo thì chúng có thành phần dinh dưỡng gần tương tự như gạo lứt. Khi nấu, hạt cơm mềm dẻo và chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe hơn. Còn không thì gạo tấm có thành phần chất dinh dưỡng như gạo trắng. Loại gạo đã được xay xát nhiều lần, mất đi phần cám gạo bên ngoài.
Gạo tấm dùng nấu cơm có vị ngọt tự nhiên, mềm và thơm. Khi kết hợp với các nguyên liệu khác như sườn, bì, lạp xưởng,… tạo nên một món ăn hấp dẫn khó cưỡng. Bên cạnh đó, trong một đĩa cơm có đầy đủ các chất: chất béo, chất xơ, tinh bột, chất đạm.
Do đó, đây không chỉ là một món ăn no mà còn là món ăn tốt cho sức khỏe. Vậy có cách nấu cơm tấm tại nhà nào ngon như ở tiệm mà lại đơn giản không? Cùng tìm hiểu trong những phần tiếp theo của Điện Máy Trường Việt nhé!
Xem thêm: Cách nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện xem xong làm được ngay
Cách nấu cơm tấm ngon ngay tại nhà
Cách nấu cơm tấm ngon tại nhà đơn giản nhất chính là bằng nồi cơm điện. Các loại nồi hiện đại đều có các chế độ tự động giúp nấu cơm dễ dàng, tiết kiệm thời gian và bảo đảm cơm ngon, chính đều.
Sau đây, Trường Việt hướng dẫn cách nấu cơm tấm chi tiết cho bạn, cùng theo dõi nhé!
Cách chọn gạo nấu
Đầu tiên, quan trọng nhất trong cách làm cơm tấm tại nhà là chọn loại gạo tấm có chất lượng. Có thể gạo tấm lấy từ loại gạo thơm cũ nhưng vẫn đảm bảo hạt gạo trắng, có mùi thơm & hơi kết dính. Và gạo tấm lấy từ gạo Tài Nguyên Chợ Đào thơm nhẹ, hạt cơm khi chín mềm và rời.
Tùy theo khẩu vị mà kết hợp tỷ lệ hai loại gạo này khác nhau. Nếu thích cách nấu cơm gạo tấm dẻo, dính thì tỷ lệ gạo thơm nhiều hơn. Ngược lại nếu muốn cơm mềm, tơi thì trộn nhiều gạo Tài Nguyên Chợ Đào.
Chuẩn bị nguyên liệu
Sau khi đã chọn xong loại gạo, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm:
- Gạo tấm; 150 gram
- Một chút muối ăn
- Dầu ăn hoặc bơ.
Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
Sau khi đã đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành các bước trong cách nấu cơm tấm không bị nhão bằng nồi cơm điện sau đây:
Bước 1: Vo & Ngâm gạo
Đầu tiên, bạn đem gạo đã chuẩn bị vo với nước sạch khoảng 2 đến 3 lần. Lưu ý, không nên chà gạo quá mạnh vì hạt gạo tấm nhỏ, mềm nên dễ nát. Bên cạnh đó, nếu rửa quá nhiều thì sẽ mất hết chất dinh dưỡng.
Sau khi vo, bạn ngâm gạo tấm trong tô hoặc chậu đựng khoảng 20 đến 30 phút. Như vậy, hạt cơm sau khi nấu nở đều, mềm và không bị khô kể cả khi để lâu.
Bước 2: Đong nước
Tiếp theo, khi ngâm gạo xong, bạn chắt nước và cho gạo vào nồi. Sau đó, đong nước mới để nấu cơm. Để cơm không bị nhão, bạn có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp. Thông thường với cơm tấm, thường cho nước bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén. Ví dụ, nếu bạn nấu 1 chén gạo tấm thì lượng nước đong là 1.5 chén.
Bước 3: Thêm các nguyên liệu
Khác với cách nấu cơm trắng thông thường, cách nấu cơm tấm ngon còn cần thêm gia vị. Cụ thển, trước khi nấu, bạn cho thêm khoảng ½ thì cà phê muối & 1 muỗng cà phê dầu ăn hoặc bơ. Mục đích là cơm tấm sau khi chín không bị bén nồi, mùi thơm nhẹ và màu sắc bóng vàng hấp dẫn.
Bước 4: Nấu cơm
Bước thứ tư sau khi đã đong nước và thêm nguyên liệu làm tăng mùi vị là bắt đầu náu cơm. Bạn lau sạch đáy lòng nồi cơm điện, đảm bảo đáy lòng khô ráo. Tiếp theo, đặt lòng nồi vào nồi cơm, đóng nắp, cắp điện và bật nút chuyển về chế độ nấu. Sau một khoảng thời gian, nồi nhảy nút báo hiệu cơm chín thì bạn chờ thêm khoảng 15 phút nữa rồi hãng rút phích cắm điện nhé!
Bước 5: Ủ cơm
Bước cuối cùng trong cách nấu cơm tấm bằng nồi điện là ủ cơm. Như đã nói, khi nồi cơm điện vừa bật, bạn không nên vội mở nắp & rút điện. Bạn nên đợi khoảng 10 đến 15 phút để cơm được ủ chín. Như vậy, hạt cơm sẽ nở đều, mềm vàm không bị dính đáy nồi.
Xem thêm: Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon không bị cứng
Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp
Bên cạnh cách nấu cơm tấm Sài Gòn bằng nồi cơm điện thì bạn còn có thể nấu cơm bằng xửng hấp. Cụ thể cách thực hiện như sau:
- Vo gạo sạch và ngâm gạo trong nước khoảng 10 đến 15 phút.
- Lót lá dứa ở đáy nồi hấp, đổ gạo vào xửng.
- Sau đó, đặt nồi hấp lên bếp gas, đun với mức lửa to cho đến khi nước sôi.
- Khi thấy nước lên hơi thì vặn lửa nhr lại để hạt cơm được hấp kỹ, chín đều. Thời gian hấp khoảng 30 đến 40 phút.
- Sau khoảng thời gian này, bạn mở nắp nồi hấp, dùng đũa xới để kiểm tra xem cơm đã chín đều hay chưa. Nếu cơm đã chín, hạt cơm mềm, không quá khô cũng không quá nhão thì tắt bếp.
- Để cơm không bị nhão (nhất là lớp cơm dưới dùng) thì bạn nên xới cơm ra xửng để thưởng thức.
Trên đây là cách nấu cơm tấm bằng bếp gas trên xửng hấp mà Trường Việt giới thiệu. Hãy thử áp dụng ngay tại nhà ngay bạn nhé!
Cách nấu cơm tấm kinh doanh bằng tủ nấu cơm
Nếu bạn đang kinh doanh quán ăn, nhà hàng hay nấu ăn trong các bếp ăn tập thể bạn có thể tham khảo cách nấu cơm tấm bán bằng tủ nấu cơm công nghiệp sau đây:
- Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tình trạng tủ có hoạt động tốt không. Đồng thời, vệ sinh tủ nấu cơm, khay đựng gạo sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lấy lượng gạo phù hợp với loại tủ cơm bạn đang dùng. Nếu là loại tủ nhiều khay thì lượng gạo cũng nhiều tương đương. Sau khi xác định được lượng gạo tấm cần nấu, bạn đem vo sạch, chắt nước lấy phần gạo cho vào khay.
- Tiếp theo đong nước sâm sấp với mặt gạo, rồi cho khay vào tủ nấu cơm. Đóng cửa tủ, khóa chốt cài.
- Bật nguồn điện để bắt đầu cách hấp cơm tấm bằng tủ nấu cơm công nghiệp.
- Khi cơm chín, trước khi lấy cơm ra thì nên phải tắt nguồn điện, và không được đúng trước cánh cửa tủ để tránh hơi nóng từ tủ phả ra gây nguy hiểm.
- Cơm sau khi lấy ra xếp ngay ngay ngắn các khay trên mặt phẳng, dùng đũa xới đều để hạt cơm tơi, và dễ lấy hơn khi ăn.
- Cuối cùng, vệ sinh tủ nấu cơm sạch sẽ theo hướng dẫn.
Mua tủ nấu cơm tấm công nghiệp tại Trường Việt
Hiện nay, Điện Máy Trường Việt phân phối các loại tủ nấu cơm công suất cao đáp ứng nhu cầu nấu số lượng lớn suất cơm trong ngày của các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn trường học,… Bên cạnh đó, tủ cơm tại Trường Viẹt đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm, giá thành hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tủ nấu cơm của chúng tôi:
Tủ nấu cơm công nghiệp 10 khay
Tủ nấu cơm công nghiệp 24 khay
Liên hệ ngay để được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của Trường Việt tư vấn và báo giá nhé!
Công ty TNHH Trường Việt
Hotline: 0965.584.261 – 0938.517.989
Tel: (028) 2236.8382
Trụ sở: Tk30/4 Nguyễn Cảnh Chân (đường Trần Hưng Đạo rẽ vào) P. Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
CN 1: 30 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1
CN 2: 822 Hậu Giang, P.12, Quận 6