Khi nấu cơm cần lưu ý gì? Những lỗi cơ bản ai cũng mắc phải

Với văn hóa lúa nước thì nồi cơm điện dường như đã trở thành dụng cụ nhà bếp không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Dù thân quen là thế nhưng thi thoảng hẳn bạn sẽ chứng kiến những nồi cơm bị cháy, bị sống, nhão quá mức. Vậy khi nấu cơm cần lưu ý gì để cơm chín và ngon.

Điện Máy Trường Việt sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này dưới đây;

Dùng nồi cơm điện khi nấu cơm cần lưu ý gì?

Nấu cơm bằng nồi cơm điện là việc đơn giản nhưng để nấu cơm ngon, chín, nở đều thì không phải ai cũng làm được. Hãy cùng tìm hiểu các mẹo nấu cơm ngon dưới đây

Dùng nồi cơm điện khi nấu cơm cần lưu ý gì?
Dùng nồi cơm điện khi nấu cơm cần lưu ý gì?

Vệ sinh nồi cơm điện sạch sẽ trước khi nấu

Không nên sử dụng các loại cọ sắt để vệ sinh nồi cơm điện. Nồi nên ngâm trước khi vệ sinh như vậy sẽ dễ dàng hơn. Việc làm sạch nồi cơm và loại bỏ các cặn cơm còn từ lần nấu trước sẽ giúp cho việc nấu cơm của bạn dễ dàng hơn. Đồng thời cơm cũng sẽ ngon hơn.

Khi đã nấu xong, bạn cũng nên lau chùi nồi, từ trong ra ngoài để đảm nồi sạch, sáng bóng như mới. Cuối cùng, đặt gọn gàng ở vị trí nhà bếp.

Khi nấu cơm cần lưu ý gì?: Vệ sinh nồi cơm điện sạch sẽ trước khi nấu
Khi nấu cơm cần lưu ý gì?: Vệ sinh nồi cơm điện sạch sẽ trước khi nấu

Lau khô bề mặt bên ngoài của lồng nồi khi nấu

Nhiều người không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện sau khi vo gạo xong.

Việc lau khô bên ngoài nồi sẽ tránh tình trạng nước còn đọng lại sẽ gây cháy vỏ nồi hoặc làm đen mâm nhiệt, giảm độ bền của nồi và tính thẩm mỹ.

 Nên lau khô lồng nồi trước khi đặt vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.

Khi nấu cơm cần lưu ý gì?: Lau khô bề mặt bên ngoài của lồng nồi khi nấu
Khi nấu cơm cần lưu ý gì?: Lau khô bề mặt bên ngoài của lồng nồi khi nấu

Đổ lượng nước phù hợp với từng loại gạo

Đây là công đoạn quan trọng nhất khi nấu cơm bằng nồi cơm điện. Để cơm của bạn không bị khô, không nhão, không sống thì bạn phải đong lượng nước với lượng gạo thật chuẩn.

Người Việt thường hay có một mẹo dân gian khi đong nước vo gạo đó là nguyên tắc một lóng tay. Tức là khi đổ nước vào nồi, người nấu thường sẽ dùng lóng tay cái để đo mực nước. 

Chỉ cần lượng nước ở trên lượng gạo nửa lóng tay là được.

Ghi lại mức nước và lượng gạo để có công thức tốt nhất 
Ghi lại mức nước và lượng gạo để có công thức tốt nhất

 Hoặc bạn có thể áp dụng theo tỷ lệ 1 bát gạo: 1,5 bát nước. Hầu hết tất cả các nồi cơm điện đều có thang đo mực nước nằm bên trong nồi, bạn hãy học cách sử dụng nó để nấu cơm được chuẩn hơn.

Thêm một chút muối hay một chút dầu giúp cho hạt cơm trông đẹp mắt hơn, hạn chế dính cơm, cháy cơm ở đáy nồi. 

Lưu ý: mỗi loại gạo sẽ có độ hấp thu nước khác nhau. Vì thế người ta thường phân chia thành loại gạo nở, không nở, gạo dẻo. Khi nấu bạn cần biết được tính chất của loại gạo để có thể đổ lượng nước phù hợp.

Ngâm gạo vài phút để cơm nở đều hơn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ngâm gạo trước khi nấu sẽ giúp ích cho tiêu hóa. Đồng thời còn giúp gạo chín nhanh hơn và nở đẹp hơn.

Hạt gạo sẽ hấp thụ nước và nhiệt tốt hơn, do đó, mềm hơn.

Một số loại gạo nguyên hạt, gạo lứt, gạo nếp cẩm và gạo huyết rồng là những loại gạo đặc biệt nên ngâm để có được kết cấu mềm dẻo.

Ngâm gạo trước khi nấu 
Ngâm gạo trước khi nấu

Không nên vo gạo quá kỹ

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng vo gạo kỹ sẽ giúp loại bỏ sạn, tạp chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Theo nghiên cứu, lượng kẽm, sắt mất đi trong quá trình vo gạo dao động từ 79,9% – 96,5%.

 Trong quá trình xay xát và vo gạo cũng làm mất đi tới 70% – 95% vitamin nhóm B.

Không nên vo gạo quá kỹ
Không nên vo gạo quá kỹ

Để giữ được chất dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 – 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được.

Xem thêm:

Cách chữa cơm sống thành cơm ngon chín đều cực kỳ đơn giản

Nấu cơm bao nhiêu phút thì chín? Loại nồi nào nấu nhanh nhất

Nên ủ vài phút khi cơm vừa chín

Thông thường sau khi nấu cơm sẽ có rất ít đợi cơm chín và ăn ngay. Thay vào đó thói quen của người Việt là thường để thêm vài phút trước khi tắt điện và nhấc nồi cơm ra cho bữa ăn. Việc nấu cơm thường được tận dụng trong lúc mọi người đi chợ hay nấu các món ăn. 

Nên ủ vài phút khi cơm vừa chín
Nên ủ vài phút khi cơm vừa chín

Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn khi để cơm chín thêm vài phút sợ bị mất đi chất. Thực tế cơm sau khi chín qua nút ủ khoảng 10-15 phút thì lúc đó cơm còn nóng, không bị khô nước, ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, ngon hơn.

Nhưng không nên để quá thời gian này nếu không sẽ làm cho cơm bị ôi khô, mất nước, cơm cứng hơn và không còn được độ tơi xốp như lúc vừa nấu chín.

Không bít lỗ thoát hơi của nồi

Trong quá trình nấu cơm, tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Đợi cơm chín, mở nắp nồi cơm và dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

Không bít lỗ thoát hơi của nồi
Không bít lỗ thoát hơi của nồi

Sử dụng dây điện hoặc ổ cắm phù hợp

Nên sử dụng ổ cắm điện phù hợp khi nấu cơm. Khi cắm phích nguồn của nồi cơm điện vào ổ cắm, phích cắm phải khớp với ổ điện. Nếu phích cắm tiếp xúc không tốt sẽ dễ gây ra chập điện, cháy nổ trong quá trình nấu. 

Không nên sử dụng chung ổ cắm điện với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến chập cháy các thiết bị điện.

Không để dị vật rơi vào mâm nhiệt của nồi

Mâm nhiệt nồi cơm điện được thiết kế hơi vồng theo 1 cung tròn. Mục đích để mở rộng bề mặt tiếp xúc với xoong và các dị vật rơi vào sẽ bị rơi ra ngoài. Bề mặt của mâm có các đường khe nhỏ lớp xốp chạy vòng đồng tâm như đường máy tiện. Nhằm các hạt cát nhỏ rơi vào mâm sẽ lọt vào kẽ này không gây kênh giữa mặt mâm và xoong nấu. Việc tiếp xúc của xoong với mặt bếp (mâm) rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tính toán của Relay từ.

Nếu mâm đốt và xoong được thiết kế nhẵn, khi được tiếp xúc với nhau nếu có các dị vật nhỏ như cát mà không rơi ra thì nó sẽ bị kênh và việc tính toán của thiết kế sẽ bị sai sót.

Không để dị vật rơi vào mâm nhiệt của nồi
Không để dị vật rơi vào mâm nhiệt của nồi

Để nồi nấu cơm ở vị trí thích hợp

Bạn nên đặt nồi cơm điện ở những nơi thông thoáng, khô ráo và trên những bề mặt bằng phẳng sau khi nấu xong. 

Nên sử dụng ổ cắm điện phù hợp khi nấu cơm. Khi cắm phích nguồn của nồi cơm điện vào ổ cắm, phích cắm phải khớp với ổ điện. Nếu phích cắm tiếp xúc không tốt sẽ dễ gây ra chập điện, cháy nổ trong quá trình nấu. 

Để nồi nấu cơm ở vị trí thích hợp
Để nồi nấu cơm ở vị trí thích hợp

Không nên sử dụng chung ổ cắm điện với những đồ gia dụng khác vì điện áp có thể tăng giảm thất thường dẫn đến chập cháy các thiết bị điện.

Khi nấu cơm bằng tủ công nghiệp cần lưu ý gì?

Nấu cơm bằng tủ cơm công nghiệp giúp bạn gia tăng hiệu suất lẫn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên tủ công nghiệp cũng cần có những quy trình nhất định để hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Vậy nấu cơm bằng tủ công nghiệp cần lưu ý những gì? Chỉ cần áp dụng vài mẹo nhỏ dưới đây tủ cơm của bạn sẽ luôn như mới.

Khi nấu cơm bằng tủ công nghiệp cần lưu ý gì?
Khi nấu cơm bằng tủ công nghiệp cần lưu ý gì?

Vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi nấu

Một số mẹo vệ sinh và bảo dưỡng để giúp cho tủ nấu cơm công nghiệp luôn mới.

  • Chỉ cần dùng vòi xịt nước rửa lòng tủ là được nếu chỉ nấu cơm, hấp xôi, hấp rau củ.
  •  Cần phải khử sạch mùi nếu trước đó nấu các loại thực phẩm có dầu mỡ: hấp giò, hấp chả, .. hay nấu hải sản.
  • Dùng khăn sạch vệ sinh và giữ cho bề mặt tủ luôn sạch sẽ
  • Thường xuyên vệ sinh van xả áp để tránh bụi bẩn bám làm tắc nghẽn đầu van xả. Lưu ý: nên mở van xả ở khoang cấp nước cho nước chảy hết ra ngoài.
  • Khi không sử dụng bạn cần ngắt nguồn điện, khóa nước, khóa gas để đảm bảo an toàn.
  • Lấy toàn bộ thực phẩm sót lại bên trong tủ ra ngoài.
  • Tháo và vệ sinh sạch sẽ các khay tủ, để khô ráo trước khi xếp vào tủ
Vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi nấu
Vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi nấu

Đảm bảo các nguyên tắc an toàn về điện hoặc gas

Dù bạn có dùng tủ nấu cơm điện hay gas hoặc nấu vừa điện + gas, thì cũng cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Dây điện kết nối vào tủ nấu cơm điện phải là dây chịu được nhiệt độ cao .
  • Ống dẫn gas kết nối vào tủ là ống gas chịu nhiệt và val chỉnh áp loại tốt nhất.

Kết nối nguồn điện (bình gas) với khoảng cách an toàn là 200mm trở lên từ tủ đến tường.

Đảm bảo các nguyên tắc an toàn về điện hoặc gas
Đảm bảo các nguyên tắc an toàn về điện hoặc gas

Đảm bảo nước được cấp đầy đủ khi nấu

Quá trình nấu cơm bằng tủ nấu cơm công nghiệp cũng cần đảm bảo lượng nước được cung cấp vừa đủ. 

Có 3 cách cấp nước vào tủ cơm công nghiệp:

  • Cấp nước trực tiếp bằng vòi nước bên ngoài vào tủ.
  • Cấp nước bằng val phao tự cấp nước (Không an toàn nếu val bị nghẹt hoặc hư)
  • Cấp nước tự động bằng điện (phương pháp an toàn cao nhất)
Đảm bảo nước được cấp đầy đủ khi nấu
Đảm bảo nước được cấp đầy đủ khi nấu

Kiểm tra van phao cấp nước:

  • Mở van thoát nước, khi nước đang thoát ra mà phao vẫn tiếp tục cấp là van phao hoạt động bình thường
  • Khi đủ nước mà phao vẫn cấp, có thể phao hư. Tiến hành kiểm tra lại phao cấp nước và ngưng nấu cơm
  • Áp suất nước cấp vào không được quá cao so với áp suất làm việc của van phao: 0.05-1.0 Mpa.

Lời Kết

Nếu bạn đang có nhu cầu mua tủ nấu cơm công nghiệp, hãy liên hệ ngay với Điện Máy Trường Việt. Chúng tôi luôn cung cấp nhiều mẫu sản phẩm phù hợp với mọi mô hình kinh doanh.

Tại đây bạn có thể chọn các loại tủ nấu cơm công nghiệp như:

Tủ nấu cơm công nghiệp của Điện Máy Trường Việt được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất hiện nay. Phù hợp với mọi không gian điều kiện, từ bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân, trường học đến khách sạn cao cấp, …Tủ cơm công nghiệp gồm 2 loại tủ điện và tủ gas. 

Nên dù mất điện, bạn vẫn đảm bảo có được những bữa cơm ngon, đảm bảo lượng lớn người dùng.

Liên hệ:

Công ty TNHH Trường Việt

Hotline:  0965.584.261 – 0938.517.989

Tel: (028) 2236.8382

Trụ sở: Tk30/4 Nguyễn Cảnh Chân (đường Trần Hưng Đạo rẽ vào) P. Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

CN 1: 30 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1

CN 2: 822 Hậu Giang, P.12, Quận 6

Email: truongvietdienmaytv@gmail.com

 

Bài viết liên quan