Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm xem một lần áp dụng đượcc ngay 

Một yếu tố không thể bỏ qua khi mua thực phẩm đó là hạn sử dụng. Tuy nhiên, sự đa dạng của hàng hóa cùng với các quy định khác nhau về cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng khiến cho người tiêu dùng dễ nhầm lẫn. Trong bài viết này, Điện Máy Trường Việt chia sẻ cách đọc hạn sử dụng thực phẩm để bạn tham khảo. Lưu lại ngay để dùng khi cần thiết nhé! 

Quy định về hạn sử dụng thực phẩm tại Việt Nam

Hàng hóa sản xuất để đưa ra thị trường cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đặc biệt về cách ghi nhãn hàng hóa. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

Quy định của Chính Phủ về nhãn hàng hóa – Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Tại Việt Nam, cách ghi nhãn hàng hóa được quy định rõ cụ thể trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 14, Chương II, Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau: 

Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. 

Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chr năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi dùng một dòng. 

Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. 

Trường hợp quy định nghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. 

“Ngày sản xuất”, “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là “NSX”, “HSD”, hoặc “HD”. 

Khoản 2, 3, 4, Điều 14, Chương II, Nghị định 43/2017/NĐ-CP

Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng. 

Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc. 

Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này. 

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoảng 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của nghị định này.

Quy định về hạn sử dụng thực phẩm tại Việt Nam
Quy định về hạn sử dụng thực phẩm tại Việt Nam

Quy định về ghi nhãn thực phẩm trong Luật an toàn thực phẩm 2010 

Ngoài ra, tại Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Chương VII, Điều 4 có quy định rõ ràng về “Ghi nhãn thực phẩm” như sau: 

Tổ chức, cá nhân, sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định về nhãn hàng hóa. 

Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên hãn thì thùy theo loại sản phẩm được ghi là “Hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. 

Khoản 2, Điều 4, Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12

Đối  với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài các duy định tại khoảng 1 Đièu này còn phải tuân thủ các quy định sau đây: 

a) Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh: 

b) Đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi. liều lượng, cách sử dụng; 

c) Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ “thực phẩm đã qua chiếu xạ”; 

d) Đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.

Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội trong từn thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể về ghi nhaxn thực phẩm, thời hạn sử dụng thực phẩm; quy định cụ thể thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn, mức tỷ lệ thành phần thực phẩm có gen biến đổi phải ghi nhãn. 

Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm chuẩn nhất 

Một số ký hiệu, viết tắt hạn sử dụng trên bao bì gây khó hiểu? Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm đúng như thế nào? Cùng Trường Việt tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé! 

Use by date (UB) 

Use by date (viết tắt là UB) có nghĩa là người tiêu dùng nên sử dụng thực phẩm trước ngày được ghi trên bao bì sản phẩm. Cách viết HSD này được áp dụng phổ biến đối với các loại thực phẩm nhanh. Ví dụ như sữa, phô mai, hải sản,… 

Use by date (UB) 
Use by date (UB)

Best before date/Best before (BB)

Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm khi trên bao bì có ghi cụm từ “Best before date/Best before” như thế nào? 

Đây là cụm từ mang ý nghĩa “chất lượng sản phẩm tốt nhất trước mốc thời gian ghi trên nhãn sản phẩm”. Sau đó, giá trị dinh dưỡng, độ tươi ngon giảm dần. Và tốt nhất, bạn nên mua và sử dụng thực phẩm trước ngày này. 

Xem thêm: EXP là ngày sản xuất hay hạn sử dụng? Viết tắt hạn sử dụng 

Sell by/Sell by date/Display until

Ngoài các từ viết tắt trên, bạn cũng có thể bắt gặp cụm “Sell by/Sell by date/Display until” trên nhãn của nhiều loại thực phẩm hiện nay. Vậy cụm từ này nên được hiểu như thế nào?

Sell by/Sell by date/Display until có ý nghĩa lớn đối với các đơn vị kinh doanh, phân phối hàng hóa. Nó có nghĩa là sản phẩm nên được bán đến hết ngày ghi trên bao bì. Chất lượng sản phẩm tốt nhất trước thời hạn đó. Nếu dùng sau mốc Sell by thì vẫn được, nhưng không được khuyến khích vì chất lượng không còn được bảo đảm. 

Sell by/Sell by date/Display until
Sell by/Sell by date/Display until

Cách đọc hạn sử dụng exp (Expire date)

EXP là viết tắt của cụm từ “Expire date”, được sử dụng phổ biến nhất để thể hiện HSD. Các đơn vị sản xuất thường dùng máy in phun date để in ký hiệu này với ý nghĩa “chất lượng sản phẩm không còn được đảm bảo sau mốc thời thời gian được ghi trên bao bì”. 

Các loại thực phẩm quá hạn bị thu hồi, và không được bày bán nữa. 

Manufacture date (MFG)

Cùng với UB, BB, hay EXP, một ký hiệu nữa cũng được tìm thấy trên bao bì của nhiều loại thực phẩm hiện nay là MFG. 

MFG là viết tắt của “Manufacture Date” – nghĩa là ngày sản xuất. Một số sản phẩm sẽ ghi là MFG, số khác ghi là “NSX” hay “MFD” tùy thuộc vào quy định, đơn vị sản xuất và quốc gia tiêu thụ sản phẩm. 

Tuy nhiên, đây cũng là một thông tin đáng lưu ý khi mua sắm. Trong trường hợp không có HSD, dựa vào NSX và thông tin trên bao bì để biết được thời hạn dùng.  

Manufacture date (MFG)
Manufacture date (MFG)

Period After Opening (PAO) 

Hiểu được cách đọc hạn sử dụng thực phẩm sẽ giúp ích cho bạn trong khi mua sắm, tránh mua phải hàng kém chất lượng, hết hạn. 

Một trong những ký hiệu quan trọng không kém MFG, EXP, BB,… là PAO. Nó là viết tắt của cụm “Period After Opening”. Và có nghĩa là hạn sử dụng sau khi mởi nắp. 

Với một số loại hàng hóa, nhà sản xuất sử dụng máy in date mâm xoay in kèm thông tin PAO trên bao vì để cảnh báo người dùng về thời hạn sử dụng sau khi mở sản phẩm. Nếu sau đó, không nên sử dụng nữa mà nên mua mới để đảm bảo an toàn. 

Cách đọc hạn sử dụng các loại mặt hàng thông dụng 

Sau đây, Trường Việt hướng dẫn bạn cách đọc hạn sử dụng của một vài mặt hàng thông dụng. Hy vọng bạn có thể áp dụng nó trong các tình huống thực tế khi mua hàng. 

Cách đọc hạn sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng 

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt. Cách ghi hạn sử dụng của mặt hàng này tuân theo nhiều quy định nghiêm ngặt. Thông thường HSD thuốc được ghi theo dạng ngày/tháng/năm hoặc tháng/năm. 

Ví dụ, cách đọc hạn sử dụng thuốc trong hình như sau: 

  • MFD 9/11/16: ngày sản xuất sản phẩm là ngày 09 tháng 11 năm 2016
  • EXP.date 9/11/18: nghĩa là HSD của sản phẩm đến hết ngày 9 tháng 11 năm 2018. Sau ngày này, bạn không được sử dụng loại thuốc này nữa. 
Cách đọc hạn sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng 
Cách đọc hạn sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng

Cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm 

Ngày nay, mỹ phẩm không còn là sản phẩm dành riêng dành cho nữ giới mà còn được phái nam đặc biệt yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người ban đầu làm quen sẽ không biết cách đọc hạn sử dụng như thế nào, nhất là các sản phẩm đến từ nước ngoài. 

Trong hình sau đây là ví dụ cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm Hàn Quốc: 

Cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm 
Cách đọc hạn sử dụng của mỹ phẩm

Xem thêm: Hạn sử dụng hay HSD là gì? Tầm quan trọng của hạn sử dụng 

Cách đọc hạn sử dụng sữa 

Sữa tươi có thời hạn sử dụng ngắn, thời gian thường tính bằng tuần hoặc tháng. Một số khác cps HSD theo năm. Do đó, khi mua hàng, bạn phải xem kỹ thông tin để tránh mua phải sữa hết hạn, gây ngộ độc. 

Nhà sản xuất thường dùng các loại máy in HSD như máy in date dập tay để in thông tin lên phần trên hộp sữa giấy hoặc dập nổi ở phần đáy sữa bột. 

Sau đây là ví dụ cách đọc hạn sử dụng thực phẩm với mặt hàng sữa: 

  • HSD/EXP 191221 – Hạn sử dụng sữa là ngày 19 tháng 12 năm 2021. Sau ngày này, người tiêu dùng không nên tiêu thụ loại sữa này. 
  • NSX/PRO 200621 – Ngày sản xuất sữa là ngày 20 tháng 06 năm 2021
Cách đọc hạn sử dụng sữa 
Cách đọc hạn sử dụng sữa

Máy in hạn sử dụng tại Trường Việt 

Trên đây là thông tin hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng thực phẩm mà Trường Việt giới thiệu. Lưu lại để dùng khi đi mua sắm bạn nhé!

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến loại máy in date, máy in date cầm tay chính hãng, giá thành hợp lý thì có thể tham khảo sản phẩm tại Trường Việt. 

Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, quy trình bán hàng chuyên nghiệp, Trường Việt cam kết mang đến cho bạn sản phẩm – dịch vụ tốt nhất thị trường. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:  

Công ty TNHH Trường Việt

Hotline:  0965.584.261 – 0938.517.989

Tel: (028) 2236.8382

Trụ sở: Tk30/4 Nguyễn Cảnh Chân (đường Trần Hưng Đạo rẽ vào) P. Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

CN 1: 30 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1

CN 2: 822 Hậu Giang, P.12, Quận 6

Email: truongvietdienmaytv@gmail.com

Bài viết liên quan