Quy trình thực hiện khép kín của máy chiết rót dung dịch

Máy chiết rót dung dịch là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chiết rót mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm…

Máy chiết rót dung dịch là công cụ dùng để chiết một thể tích nhất định như: sản phẩm lỏng và rót vào trong chai, bình, lọ, … Máy chiết rót được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Khi định lượng bằng máy giúp cải thiện được điều kiện vệ sinh, đảm bảo được năng suất cao và định lượng sản phẩm một cách chính xác. Để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện của thiết bị này thì bạn có thể tham khảo ở bài viết sau đây nhé!

Máy chiết rót dung dịch – đơn giản và tiện ích

Máy chiết rót dung dịch thường được áp dụng cho những trường hợp yêu cầu năng suất cao, hoặc các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm. Tùy theo tính chất của chất lỏng, các máy chiết rót sẽ khác nhau ở các bộ phận làm việc chính, các cơ cấu rót.Ví dụ: Trong công nghiệp thực phẩm, máy chiết rót dung dịch lỏng được áp dụng cho nước giải khát, nuớc trái cây, bia, rượu, nước giải khát có ga, sữa, mứt, các loại dung dịch thực phẩm cô đặc, v.v..

Hiện nay với công nghệ hiện đại, rất nhiều quy trình công nghiệp được tự động hóa. Trong đó, dây chuyền chiết rót và đóng nút chai tự động là một trong những hệ thống được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi.

Quy trình thực hiện khép kín của máy chiết rót dung dịch

Một hệ thống sản xuất các chất lỏng đóng chai thường được phân chia thành nhiều khâu nối tiếp nhau. Trong đó, máy chiết rót cũng được thực hiện bởi một quy trình khép kín gồm 5 bước có thể được mô tả như sau:Bước 1: Sử dụng máy xoay nắp chai để xoáy nút chai, các chai được đưa vào hệ thống băng tải, trước tiên chai được cho qua hệ thống rửa. Chai dùng trong hệ thống đóng chai thường là chai thành phẩm, nên tại khâu này chỉ qua súc rửa để làm sạch bụi.

Bước 2: Sau khi được rửa sạch, các chai được băng tải đưa đến hệ thống rót nguyên liệu. Tại đây, chất lỏng được chiết vào chai theo các phương pháp khác nhau, chiết đẳng áp, chiết đẳng tích, chiết định lượng…

Bước 3: Khi chiết xong, chai được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút hoặc đóng nắp. Khâu đóng nút bao gồm cơ cấu cấp phôi và đóng nút. Cơ cấu đóng có thể là xi lanh khí nén (với nút dập) hoặc motor (với nút nút vặn).

Bước 4: Sau khi đóng nút xong là khâu dán nhãn, sử dụng máy dán nhãn chai để dán nhãn. Cơ cấu bôi keo dính được gắn ngay trên băng tải và bố trí tiếp tuyến sao cho tì vào mặt chai, ngoài chuyển động thẳng trên băng tải, chai còn chuyển động quay tròn do lực tì của cơ cấu bôi keo. Tương tự với cơ cấu cấp nhãn, chai sau khi bôi keo, quay tròn, cuốn băng giấy nhãn 1 vòng quanh chai.

Bước 5: Khâu cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Khâu kiểm tra bao gồm 1 loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định mức, đóng nút, dán nhãn đạt yêu cầu…). Sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, 1 tay gạt sẽ loại bỏ chai sang 1 băng tải khác. Các chai đạt tiêu chuấn sẽ qua khâu đóng gói, chai được xếp thành khối nhờ các tay máy gạt và nâng hạ.

Với những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về chiếc máy chiết rót dung dịch đơn giản và tiện ích như thế nào? Đồng thời, bạn còn hiểu được nguyên tắc hoạt động và quy trình thực hiện khép kín của nó ra sao.

Bài viết liên quan