Cùng với sự phát triển về công nghệ thì cân điện tử ngày càng được nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh sử dụng để đo lường sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu… Vì vậy mà việc kiểm định cân điện tử là cần thiết phải thực hiện.
Kiểm định cân điện tử là gì?
Kiểm định cân điện tử là việc xác định, xem xét tính phù hợp của loại phương tiện so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Kết quả sẽ do cơ quan nhà nước xác định đạt hay không. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo thuộc “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Việc kiểm định phương tiện đo sẽ do kiểm định viên đo lường thực hiện theo các quy trình kiểm định. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, cân điện tử sẽ được dán tem chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Tại sao cần kiểm định cân điện tử
Cân điện tử cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng vì khi chưa được kiểm định sẽ bị sai số. Cân điện tử khi nhập khẩu từ nước ngoài về cần được kiểm định để cân được chính xác hơn khi đưa vào sử dụng, tránh gây thiệt hại cho người dùng.
Việc kiểm định cân sẽ làm làm tăng độ uy tín khi sử dụng vì cân được kiểm định bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp phép kiểm định.
>>> Tham khảo: Giới thiệu các loại cân thông dụng nhất trong thực tiễn
Quy trình kiểm định cân điện tử
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra bên ngoài cân điện tử gồm có: kiểm tra nhãn mác, vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định.
- Kiểm tra nhãn mác: kiểm tra nội dung ghi trên nhãn bao gồm: nhà sản xuất, trọng lượng, cấp chính xác, thông số max, min, d, điện áp sử dụng.
- Kiểm tra vị trí dán tem, đóng dấu kiểm định: vị trí phải dễ để thao tác, không làm thay đổi đặc tính đo lường của cân.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra kỹ thuật bao gồm các thao tác: kiểm tra các chi tiết, kiểm tra bệ cân và móng cân.
- Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép: nên xem xét các bộ phận (Đầu đo phải cùng loại, lắp đặt chắc chắn, hộp nối có thể niêm phong; Bộ phận chỉ thị có số rõ ràng, các phím bấm hoạt động bình thường).
- Kiểm tra bệ cân hoặc móng cân: bệ cân chắc chắn, móng cân không bị lún, nứt hay đọng nước.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Trình tự kiểm tra và đo lường như sau:
- Kiểm tra ở mức Min hoặc mức 0: xác định sai số, kiểm tra độ lặp lại, kiểm tra độ động.
- Thử nghiệm với tải trọng lệch tâm. Lần lượt di chuyển tải trọng khoảng 30% Max, đi đến các vị trí trung tâm và góc của cân, xác định các lỗi và ghi lại kết quả.
- Kiểm tra ở các mức cân. Có thể sử dụng phương pháp thế chuẩn hoặc phương pháp đầy đủ chuẩn.
Sau khi đã hoàn tất các bước xác minh trên. Kết quả nên được xử lý như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định đối với cân điện tử đáp ứng yêu cầu đặt ra của quy trình kiểm định.
- Không cấp giấy chứng nhận kiểm định và dán tem đối với những cân không đạt yêu cầu đặt ra của quá trình kiểm định thì xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
Lưu ý rằng chu kỳ kiểm định là 1 năm. Để đảm bảo kết quả chính xác. Bạn cần tìm các đơn vị kiểm định cân uy tín để đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp cân bàn điện tử cao cấp, chính hãng thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Trường Việt nhé.
Dưới đây là bảng tổng hợp các phương tiện đo và biện pháp kiểm soát đo lường và chu kỳ kiểm định:
TT | Tên phương tiện đo | Biện pháp kiểm soát đo lường | Chu kỳ kiểm định cân | |||
Phê duyệt mẫu | Kiểm định | |||||
Ban đầu | Định kỳ | Sau sửa chữa | ||||
1 | Cân phân tích | – | x | x | x | 12 tháng |
2 | Cân kỹ thuật | – | x | x | x | 12 tháng |
3 | Cân bàn | x | x | x | x | 12 tháng |
4 | Cân đĩa | x | x | x | x | 12 tháng |
5 | Cân đồng hồ lò xo | x | x | x | x | 12 tháng |
6 | Cân treo dọc thép-lá đề | x | x | x | x | 24 tháng |
7 | Cân treo móc câu | x | x | x | x | 12 tháng |
8 | Cân ô tô | x | x | x | x | 12 tháng |
9 | Cân tàu hỏa tĩnh | x | x | x | x | 12 tháng |
10 | Cân tàu hỏa động | x | x | x | x | 24 tháng |
11 | Cân băng tải | x | x | x | x | 12 tháng |
12 | Cân để kiểm tra tải trọng xe cơ giới | x | x | x | x | 12 tháng |
13 | Quả cân cấp chính xác E2 | – | x | x | x | 12 tháng |
14 | Quả cân cấp chính xác đến F1 | – | x | x | x | 12 tháng |
>>> Xem thêm: Review 11 loại cân điện tử pha chế được ưa chuộng nhất
Kiểm định cân điện tử mất bao nhiêu tiền
Tùy vào phương tiện đo cũng như cơ quan kiểm định mà mức giá sẽ có sự thay đổi. Chi phí kiểm định khoảng từ 450.000VNĐ – 10.500.000VNĐ. Để biết được mức chi phí chính xác, bạn có thể liên hệ các cơ quan có thẩm quyền được cấp phép thực hiện việc kiểm định.
Trên đây là những nội dung liên quan đến việc kiểm định cân điện tử. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin để lựa chọn đơn vị kiểm định uy tín nhé!